Chế độ ăn uống nào phù hợp với người cao huyết áp?

Cao huyết áp là tình trạng huyết áp khi đo lớn hơn 140/90 mmHg. Khi gặp vấn đề này, mạch máu thường chịu áp lực lớn, dễ dẫn đến nguy cơ vỡ mạch máu và kéo theo nhiều căn bệnh khác điển hình như tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận,.... cùng nhiều biến chứng khác trong cơ thể. Đây cũng là căn bệnh hiện đang đe dọa đến sinh mạng của hơn 1,13 tỷ người toàn cầu và số liệu trên có thể sẽ tăng lên đến 1,56 tỷ người vào năm 2025. Mặc dù vậy, khi nhắc đến chữa trị huyết áp, chúng ta thường nghĩ ngay đến đến rất nhiều loại thuốc, nhưng lại quên rằng, bên cạnh thuốc thì một chế độ ăn uống lành mạnh có tầm quan trọng không nhỏ trong việc giúp bệnh nhân kiểm soát cao huyết áp.

 1. Người cao huyết áp nên hạn chế ăn gì? 

Trước khi bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, chúng ta cùng xem qua những loại thực phẩm cần giảm dùng đối với người mắc cao huyết áp:
- Hạn chế đường: khi ăn nhiều thực phẩm chứa đường, lượng fructose dư thừa sẽ được gan chuyển thành chất béo, từ đó dẫn đến tăng cân. Và ta đều biết, việc thừa cân, béo phì chính là lý do gây ra tăng huyết áp.
- Hạn chế muối và các thực phẩm có độ mặn: thực phẩm mặn và muối sẽ khiến động mạch co hẹp, gây ra sức ép cho mạch máu. Lâu ngày dẫn đến huyết áp tăng cao. Do đó, người bệnh huyết áp cần tránh tối đa ăn mặn.
- Hạn chế chất béo có nguồn gốc từ động vật và nội tạng động vật: chất béo có nguồn gốc từ động vật làm tăng cholesterol, khiến huyết áp tăng cao và khó lường, dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe tim mạch như: xơ vữa, các chứng phì đại tim mạch,...
- Hạn chế các thực phẩm từ caffeine: theo một khảo sát cho thấy, huyết áp trung bình của người hay dùng cafe sẽ cao hơn so với người không uống, và lý do được cho là vì caffeine làm tuyến thượng thận giải phóng thêm adrenalin, từ đó làm tăng huyết áp.
- Hạn chế rượu bia: rượu bia không những làm nhịp tim tăng nhanh trong thời gian ngắn, mà còn làm hạn chế công dụng dược tính của các loại thuốc huyết áp. Do đó, bệnh nhân huyết áp cao tuyệt đối phải giảm sử dụng những sản phẩm từ bia rượu nếu mong muốn có thể cải thiện huyết áp.

Người bệnh huyết áp nên hạn chế sử dụng muối và đường

2.Bệnh cao huyết áp nên ăn gì?  

Vậy, người bệnh cao huyết áp nên sử dụng thực phẩm gì? Sau đây là những thực phẩm mỗi ngày cần có trong thực đơn của người bệnh huyết áp:

- Nhóm tinh bột: ưu tiên sử dụng tinh bột nhiều chất xơ như yến mạch, bắp, lúa mì, gạo lứt… để thay thế cho tinh bột trắng. Điều này sẽ giúp huyết áp được ổn định tốt hơn. Nhóm chất này nên có khoảng 300g-400g cho mỗi ngày.
- Nhóm chất đạm: cân nhắc lựa chọn các loại cá biển. Bởi nhóm thực phẩm này rất giàu Omega3 và các axit béo không bão hòa, có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị tình trạng đông máu và các bệnh như tai biến mạch máu não. Trung bình mỗi ngày, mỗi người cần nạp 0,8-1,0g chất đạm/mỗi kilogram trọng lượng cơ thể.
- Nhóm chất xơ: dùng các loại thực phẩm giàu kali, giúp bảo vệ mạch máu như rau lá màu xanh đậm (rau đay, rau diếp cá,...), khoai tây, chuối, các loại đậu hạt,... rất tốt trong việc hỗ trợ và cải thiện huyết áp. Trung bình mỗi ngày nên nạp từ 300 đến 500g rau củ là tốt nhất.
- Nhóm chất béo: đây là nhóm quan trọng và cần chú ý nhiều nhất khi chọn cho người cao huyết áp. Ưu tiên dùng các chất béo có nguồn gốc từ thực vật, giúp hạn chế cholesterol, an toàn cho sức khỏe tim mạch. Một số thực phẩm có thể xem xét như: dầu oliu, dầu hạt hướng dương, dầu hạt cải, dầu đậu phộng,... Tuy nhiên, lượng bổ sung vào không quá 25g mỗi ngày.

Người bệnh huyết áp nên ăn nhiều rau củ, bổ sung chất xơ

3. Chia sẻ chế độ ăn dành cho người cao huyết áp

Thực đơn ăn uống phù hợp với người bệnh cao huyết áp được  các bác sĩ khuyến nghị là tách nhỏ bữa ăn mỗi ngày để không ăn quá no. Thay vì ăn 3 bữa như truyền thống, người cao huyết áp nên cân nhắc chia thành từ 4 đến 5 bữa, mỗi bữa cách nhau 3-4 giờ. Và dưới đây là gợi ý các món ăn một ngày cho người mắc cao huyết áp như sau:
Bữa sáng: từ 7 đến 7 giờ 30 sáng: Cháo yến mạch nấu tôm
Bữa phụ 1: từ 9 đến 10 giờ sáng: Một quả chuối hoặc một ly nước cam ép
Bữa trưa: từ 11 giờ 30 đến 12h giờ trưa: Canh bí đỏ nấu tôm, Cá hú kho (nên dùng nước mắm CHIN-SU Cá Cơm Biển Đông hoặc CHIN-SU Cá Cơm Biển Đông VIP để giảm độ mặn), rau củ luộc
Bữa phụ 2: từ 14 giờ 30 đến 15 giờ: Sinh tố dâu hoặc bơ (nên dùng đường và sữa ăn kiêng thay thế)
Bữa tối: từ 17 giờ đến 18 giờ: canh bầu nấu tôm, ức gà áp chảo, rau củ xào (nên dùng dầu oliu thay thế)
Lưu ý: mỗi bữa có thể thay thế gạo trắng thành gạo lứt để kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn.

Gợi ý thực đơn mẫu cho người bệnh huyết áp

Thay đổi thực đơn ăn uống lành mạnh là một trong những giải pháp giúp điều trị bệnh huyết áp lành tính và tiết kiệm chi phí nhất. Trong đó, có 2 yếu tố mà người bệnh cần giảm trong mỗi bữa ăn, đó là giảm mặn và hàm lượng chất béo tiêu thụ. Bạn có thể thay thế gia vị mặn hàng ngày bằng cách sử dụng sản phẩm nước mắm CHIN-SU Cá Cơm Biển Đông hoặc CHIN-SU Cá Cơm Biển Đông VIP áp dụng công nghệ giảm mặn để giúp người cao huyết áp có thể kiểm soát bệnh một cách tốt hơn. Chúc các bạn thành công.

>>> Nguồn tham khảo:
https://yeunauan.net/thuc-don-cho-nguoi-cao-huyet-ap-nen-va-khong-nen-co-thuc-pham-nao.html
https://danhgianuocmam.com/nguoi-bi-cao-huyet-ap-nen-gi-de-kiem-soat-benh-tot-hon.html
https://giavinuocmam.com/thuc-don-cho-nguoi-cao-huyet-ap-kiem-soat-benh-hieu-qua.html

>>> Topic hot:
https://issuu.com/thongtinnuocmam/docs/that-hu-chuyen-nuoc-mam-nam-ngu-co-chat-gay-ung-th
https://issuu.com/thongtinnuocmam/docs/nuoc-mam-nam-ngu-co-that-su-tot-de-su-dung-trong-b
https://www.docdroid.net/6Xqj3tJ/nuoc-mam-nam-ngu-co-chat-gay-ung-thu-co-phai-la-su-that-khong-docx
https://www.docdroid.net/hRmv8Js/nuoc-mam-nam-ngu-co-tot-hay-khong-docx
https://thongtinnuocmam.blogspot.com/2022/06/nuoc-mam-nam-ngu-gay-ung-thu.html
https://thongtinnuocmam.blogspot.com/2022/06/nuoc-mam-nam-ngu-co-tot-kh.html

Made with Slides.com