Trẻ nhỏ bị thiếu máu cần bổ sung thực phẩm gì?

Thiếu máu là tình trạng thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là các bé dưới 24 tháng tuổi. Khi bé bị thiếu máu nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy trẻ bị thiếu máu cần bổ sung gì? Cung cấp các loại thực phẩm chứa nhiều sắt cho bé là cách để các con có thể hồi phục tốt nhất. Mời các mẹ xem ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn bệnh thiếu máu và cung cấp sắt cho trẻ.

1. Bệnh thiếu máu ở trẻ em là gì?
Theo các nghiên cứu cho thấy bệnh thiếu máu ở trẻ em đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó chế độ dinh dưỡng không đầy đủ dẫn đến thiếu sắt là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này.
1.1 Trẻ thiếu sắt là do đâu?
Có 4 tác nhân dẫn đến tình trạng trẻ thiếu sắt khiến cơ thể bé luôn mệt mỏinhư sau:

  • Chế độ dinh dưỡng của trẻ thiếu sữa mẹ, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc sinh đôi.
  • Do trẻ hấp thu sắt kém bị tiêu chảy kéo dài hoặc nhiễm vi khuẩn đường ruột (nhiễm giun móc, giun đũa...).
  • Trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng.
  • Do bố mẹ không quan tâm và bổ sung vitamin cho bé

1.2 Các nguyên nhân khác khiến trẻ bị thiếu máu
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng không đầy đủ thì trẻ thiếu máu còn do các nguyên nhân khác như:

  • Các bệnh bẩm sinh ở trẻ như bạch cầu cấp, bệnh máu trắng, các di căn vào tủy.
  • Trẻ bị mất máu đến từ việc bị chấn thương, chảy máu cam…
  • Bị rối loạn các chức năng đông máu: Hemophili, giảm tiểu cầu,.
  • Do tan máu: Các bệnh tan máu do bệnh huyết cầu tố, bệnh của màng hồng cầu, tan máu tự miễn…

⇒ Trên là các nguyên nhân sẽ gây ra bệnh thiếu máu ở trẻ em. Vậy có cách nào nhận biết trẻ bị thiếu máu và trẻ thiếu máu cần cung cấp gì?

2. Biểu hiện của trẻ bị thiếu máu
Bé trong thời gian đầu bị thiếu máu thường sẽ khó quan sát từ bên ngoài vì con không có bất cứ dấu hiệu nhận biết nào. Tuy nhiên, sau 1 thời gian, khi lượng máu trong cơ thể suy giảm rõ rệt, trẻ sẽ có các triệu chứng sau đây:

  • Bé trở nên xanh xao, niêm mạc thì nhợt nhạt từ từ.
  • Bé trở nên kém hoạt bát, ít nô đùa, lười vận động, dễ cáu gắt và quấy khóc.
  • Bé kén ăn, lên cân chậm. Cân nặng không đúng theo bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn.
  • Tóc dễ rụng và trở nên thưa hơn. Trẻ biết đi, đứng chậm hơn các bé khác…
  • Khi xét nghiệm sẽ thấy huyết sắc tố giảm, sắt huyết thanh giảm.

2.1 Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không?
Tình trạng thiếu máu ở trẻ sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Đặc biệt, đây còn là giai đoạn con đang trong sự phát triển nhanh, ảnh hưởng lớn đến tâm lý của bé.
Nghiêm trọng hơn nếu bé không được phát hiện sớm để tình trạng này kéo dài, sẽ ảnh hưởng nặng nề đến trẻ như:

 

  • Tăng nguy cơ bị ngộ độc do thiếu sắt.
  • Hệ miễn dịch bị suy giảm, trẻ thường khó thở khi vận động mạnh.
  • Giấc ngủ bị xáo trộn.
  • Cơ thể trẻ sẽ thiếu sức sống, thiếu năng động hơn so với các bé cùng độ tuổi.

3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị thiếu máu
Trẻ thiếu máu nên ăn gì? Mẹ nên tăng cường vào thực đơn hàng ngày bằng các thực phẩm bổ máu cho trẻ em như sau:
Cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt như các loại thịt nạc bò, heo, cá, cua, tôm… Mẹ chú ý nên lựa phần thịt đùi động vật sẽ nhiều sắt hơn thịt ở lườn.
Tăng cường rau củ quả chứa sắt trong bữa ăn hàng ngày bao gồm: rau cải xoăn, súp lơ, cải bó xôi, cải xoong, đậu hà lan, ngũ cốc, yến mạch.
Cho bé ăn trái cây chứa nhiều vitamin C như: Cam, quýt, đu đủ, dưa hấu, chuối… để hỗ trợ việc hấp thu sắt tốt hơn.
Sử dụng sữa bột bổ sung sắt cho bé uống tăng cường.

Thứ 2 - Thứ 4 :

6 giờ: Bú sữa mẹ

8 giờ: Ăn bột trứng

10 giờ: Chuối tiêu 1/3 quả – ½ quả

11: giờ Uống sữa công thức

14: giờ Bột tim

16 giờ: Nước cam

17 giờ đến sáng hôm sau: Bú sữa mẹ

Thứ 3 - Thứ 5

6 giờ: Bú sữa mẹ

8 giờ: Bột tôm

10 giờ: Đu đủ: 100g

11 giờ: Uống sữa công thức

14 giờ: Bột cá quả

16 giờ: Chuối

17 giờ đến sáng hôm sau: Bú sữa mẹ

Thứ 6 - Chủ nhật

6 giờ:  Bú sữa mẹ

8 giờ:  Bột thịt bò

10 giờ: Hồng xiêm: 1 quả

11 giờ: Uống sữa công thức

14 giờ: Bột cua

16 giờ: Đu đủ

17 giờ đến sáng hôm sau: Bú sữa mẹ

Thứ 7

6 giờ:  Bú sữa mẹ

8 giờ:  Bột thịt heo

10 giờ: Xoài: 100g

11 giờ: Uống sữa công thức

14 giờ: Bột yến mạch

16 giờ: Dưa hấu

17 giờ đến sáng hôm sau:  Bú sữa mẹ

Thực phẩm giàu sắt cho bé từ 10 - 12 tháng tuổi bị thiếu máu dinh dưỡng.
Mỗi giai đoạn phát triển sẽ cần một lượng sắc khác nhau, dưới đây là thực đơn dinh dưỡng cho các bé thiếu máu từ 10 - 12 tháng tuổi:

     Thứ 2 - Thứ 4:

    6h: Bú mẹ

    8h: Bột bầu dục

    10h: Chuối tiêu 1/2 quả - 1 quả

    11h: Bú mẹ

    14h: Bột trứng

    16h: Nước cam

    18h: Bột cá

Thực phẩm chứa nhiều sắt cho bé bị thiếu máu từ 10 - 12 tháng tuổi.

Thứ 3 - Thứ 5:

6h: Bú mẹ

8h:Bột thịt gà

10h: Đu đủ: 200g

11h: Bú mẹ

14h:  Bột cua

16h: Nước cam

18h: Bột tim (gà, lợn)

19h đến sáng hôm sau:  Bú mẹ

Thứ 6 - Chủ nhật

6h: Bú mẹ

8h: Bột thịt bò

10h: Hồng xiêm: 1 quả

11h: Bú mẹ

14h: Bột tôm

16h: Nước cam

18h: Bột bầu dục

19h đến sáng hôm sau: Bú mẹ

Thứ 7

6h: Bú mẹ

8h: Bột trứng

10h: Xoài: 200g

11h: Bú mẹ

14h: Bột gan

16h: Nước cam

18h: Bột thịt nạc

19h: đến sáng hôm sau: Bú mẹ

Thực phẩm giàu sắt cho bé từ 1 - 2 tuổi bị thiếu máu dinh dưỡng.

Thực phẩm giàu sắt cho bé từ 1 - 2 tuổi bị thiếu máu dinh dưỡng.
Trẻ trên 1 tuổi đã có thể thay bột bằng các bữa cháo nấu với các loại thực phẩm chứa nhiều sắt.
Đối với trẻ bị thiếu máu trên 1 tuổi : Cho ăn cơm với các loại thực phẩm chứa giàu chất sắt. Cho trẻ ăn thêm sữa chua 1 – 2 cốc/ngày, ăn các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ.

      Thứ 2-4

      6h:  Bú mẹ

      8h: Cháo bầu dục

     10h: Sữa chua

     11h: Bú mẹ

     14h: Súp thịt bò khoai tây

     16h: Nước cam

     18h Cháo cá

      21h: Cháo trứng

Thứ 3 - Thứ 5

6h: Bú mẹ

8h: Cháo thịt gà

10h: Đu đủ: 200g

11h: Bú mẹ

14h: Súp đậu xanh bí đỏ

16h: Sữa chua: 200ml

18h: Cháo lươn

21h: Cháo tôm

22h đến sáng hôm sau

Thứ 6 - Chủ nhật

6h:  Bú mẹ

8h: Cháo thịt bò

10h:Sữa chua: 200ml

11h: Bú mẹ

14h: Cháo tim (lợn, gà)

16h: Nước cam

18h: Cháo gan (gà, lợn)

21h: Cháo bầu dục

22h đến sáng hôm sau: Bú mẹ

Thứ 7

6h: Bú mẹ

8h: Cháo trứng

10h: Xoài: 200g

11h: Bú mẹ

14h: Cháo cá

16h: Sữa chua: 200ml

18h: Cháo gà

21h: Cháo thịt bò

22h: Bú mẹ

Text

Hy vọng bài viết hữu ích trên đây về nguyên nhân trẻ bị thiếu máu và một số thực đơn chi tiết cho bé. Từ đó, giúp ba mẹ có thể tham khảo và xây dựng một thực đơn ăn uống hợp lý cho bé từ 0 tháng tuổi đến 2 tuổi để tránh thiếu máu ở trẻ em.

Made with Slides.com