Chế độ dinh dưỡng cho mẹ đang mang thai tháng thứ 5
Tháp dinh dưỡng cho mẹ bầu
Trước khi đi tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu tháng thứ 5, hãy cùng nhau đi tìm hiểu một chút về sự phát triển của thai nhi trong tháng này. Bắt đầu từ tuần thứ 20, thai nhi đã có chiều dài 15-16cm, nặng 240-260g với sự hoàn thiện hầu hết các bộ phận, khung xương và cơ từng bước phát triển, não bộ đã phân định các vùng cho các cơ quan thính giác, khứu giác, thị giác, xúc giác, bé đã có thể nghe và phản xạ với tiếng mẹ, có hành động nắm tay, đạp chân…
Với sự chuyển biến lớn ở cả mẹ bầu và thai nhi, vào tháng thứ 5, các mẹ nên bổ sung nhiều calo hơn để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con. Dù vậy chỉ cần thêm 340 calo mỗi ngày nhưng lượng thức ăn cần gấp đôi. Sắt và canxi cũng là 2 dưỡng chất dễ thiếu hụt trong giai đoạn này mà các mẹ bầu nên được bổ sung. Trong tháng thứ 5 thai kỳ, mẹ bầu cần tăng thêm 450g mỗi tuần. Trọng lượng này được phân chia cho bầu ngực, tăng lượng dịch màng ối, phát triển nhau thai, tăng cơ tử cung… Tuy nhiên, các mẹ phải chú ý kiểm tra cân nặng không để tăng cân quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng và khó sinh.
Với nhu cầu dinh dưỡng như vậy, các bà bầu tháng thứ 5 nên được cung cấp thêm thực phẩm ở các nhóm dưỡng chất sau:
– Protein: Mẹ bầu ở tháng thứ 5 rất cần một chế độ ăn giàu protein để đảm bảo thai nhi có đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ bắp, da và các cơ quan khác. Trong thời gian này, yêu cầu về chất đạm với mẹ bầu sẽ tăng lên tối thiểu 60g/ ngày. Các loại thực phẩm giàu protein mẹ bầu nên ăn như: thịt bò, trứng, thịt gà, thịt lợn, các loại hạt, ngũ cốc…
– Chất xơ: Để hạn chế tình trạng táo bón khi mang thai và cải thiện cho hệ tiêu hoá, bà đang mang thai nên được cung cấp các thực phẩm giàu chất xơ như bắp cải, cà rốt, các loại rau xanh lá, cà chua, củ cải đường…
– Carbohydrate: Chất dinh dưỡng này bổ sung phần lớn nhu cầu năng lượng của bà bầu. Thay vì ăn bánh ngọt, các mẹ hãy ăn ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau xanh bởi chúng không chỉ chứa carbohydrate mà còn chứa nhiều vitamin, chất xơ có lợi cho mẹ bầu. Hầu hết phụ nữ có thai cần bổ sung một lượng carbohydrate chiếm 40-50% calo hàng ngày, nhưng nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn hàng ngày.
– Chất béo: Chất béo nên chiếm tỷ lệ 25-35% calo trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ bầu. Các mẹ nên ăn các loại chất béo không no và axit béo omega 3 giảm lipid và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của não, mắt, hệ thần kinh của bé. Chất béo này thường có thế tìm thấy trong cá hồi, cá trích, cá mòi. Tuy nhiên cá biển là các loại cá không tốt cho bà bầu có thể chứa thuỷ ngân nên chỉ ăn 1-2 lần/ tuần hoặc có thể bổ sung bằng đậu nành, hạt óc chó hay các loại hạt tốt cho bà bầu. Các mẹ bầu nên tránh chất béo no có trong thức ăn chế biến sẵn và đồ chiên rán sẽ làm tăng cholesterol, gây bệnh tim mạch.
– Vitamin và khoáng chất: 2 loại vitamin và khoáng chất là các dưỡng chất quan trọng cần được cung cấp trong tháng thứ 5 thai kỳ chính là bổ sung Canxi và Sắt. Canxi hỗ trợ phát triển hệ xương chắc khoẻ và sắt tạo ra tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể mẹ và cung cấp cho thai nhi. Mẹ mang thai cần bổ sung ít nhất 1000mg canxi và 27mg sắt mỗi ngày bằng thực phẩm hoặc viên uống bổ sung. Có thể tìm thấy Canxi trong sữa và các chế phẩm từ sữa, trái cây sấy khô, cam, kiwi, chuối… . Sắt có nhiều trong gan, thịt heo, thịt bò, các loại ngũ cốc, cải bó xôi, trứng, bông cải xanh, ức gà, khoai tây…
Trong suốt thai kỳ nói chung và khi mang thai tháng thứ 5 nói riêng, mẹ bầu cần tránh ăn uống các loại thực phẩm sau:
– Thực phẩm chứa cồn, cafein: Nước uống có ga, rượu bia, trà, cà phê… Rượu bia có thể dẫn đến hội chứng nhiễm độc bào thai rất nguy hiểm. Caffein gây kìm hãm và làm rối loạn sự phát triển của thai nhi. Thay vào đó, mẹ bầu hãy uống các loại nước ép trái cây tốt cho mẹ bầu như nước cam, nước chanh… rất tốt cho cơ thể.
– Thực phẩm chứa chất béo no và nhiều đường như đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, bánh ngọt… dẫn đến cân nặng của mẹ tăng quá mức kiểm soát gây ra tiểu đường thai kỳ, thừa cân, khó sinh… và tăng nguy cơ hình thành các bệnh lý thai kỳ nguy hiểm khác.
– Thực phẩm nhiều muối: Bà bầu tháng thứ 5 không nên ăn quá mặn sẽ làm hại thận, không tốt cho huyết áp… và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
– Mẹ bầu cũng không nên ăn thực phẩm tái sống, thực phẩm đông lạnh, đóng hộp…
Nhu cầu dinh dưỡngKhẩu phần ăn} cho mẹ bầu trong tháng thứ 5 rất quan trọng, các mẹ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất, không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, trong khi lại thiếu hụt các dưỡng chất khác.
Các mẹ có thể lên sẵn một thực đơn chi tiết và tham khảo ý kiến của bác sĩ xem được ăn gì và không nên ăn gì trong giai đoạn này nhé. Các mẹ cũng lưu ý ăn đúng bữa, đúng giờ, chia nhỏ các bữa ăn để không gây áp lực cho hệ tiêu hoá và cơ thể được hấp thụ dưỡng chất được tốt nhất.
Chúc các mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và vượt cạn thành công!
Xem thêm : https://suanaotot.com/