Tránh táo bón đúng cách giúp trẻ tăng cân

Text

Táo bón là tình trạng mà nhiều em bé hay mắc phải, là điều khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng, một trong những nguyên nhân làm trẻ chậm lớn. Nếu trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, hệ tiêu hóa và gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị.

1. Các giải pháp cần thực hiện để tránh táo bón
Dựa vào các lý do gây táo bón cho trẻ sẽ có các biện pháp phải thực hiện như sau:
+ Bổ sung chất xơ
Bổ sung thêm chất xơ cho bé thông qua ngũ cốc nguyên cám, hoa quả chín và rau xanh như: cam, quýt, bưởi, chuối, bơ, đu đủ chín, súp lơ, mồng tơi, rau dền…

Bé ăn hoa quả, rau củ giúp bổ sung chất xơ hạn chế táo bón.

 

+ Uống đủ nước

Trẻ trong thời gian ăn dặm từ 6 – 1 tuổi cần uống 600ml nước/ngày (bao gồm: sữa, nước, nước trái cây...).
Trẻ 1 - 3 tuổi cần uống 900ml nước/ngày.
Trẻ 3 - 5 tuổi cần uống 1200ml nước/ngày.
Trẻ trên 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 - 2000 ml nước/ngày.
Bố mẹ hãy cho bé uống đủ lượng nước mỗi ngày theo công thức: lấy cân nặng (kg) của bé x 100 ml/ ngày, bao gồm cả nước lọc, nước canh, sữa và nước hoa quả.
+ Đi vệ sinh đúng giờ

Tập cho bé thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định trong ngày để hình thành cho cơ thể bé phản xạ đi vệ sinh hàng ngày.
Khi thấy bé đột ngột chạy vô góc nhà đứng hoặc ngồi: đó là lúc bé đang nín nhịn. Phụ huynh nên khuyến khích bé đi vệ sinh ngay.

2. Các biện pháp thực hiện

Thực hiện tốt các biện pháp tránh táo bón sẽ giúp bé ăn khỏe hơn, hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, giúp trẻ tăng cân.
+ Xoa kem dưỡng ẩm hậu môn

Nếu bé phân bé thải ra khô, rắn, phần hậu môn bị đau rát hoặc có kèm 1 ít máu phụ huynh có thể dùng kem dưỡng ẩm vào vùng hậu môn sau khi vệ sinh sạch với nước và lau khô bằng khăn mềm để giúp bé dễ chịu hơn.

+ Thường xuyên xoa bụng bé
Xoa bụng hàng ngày cho bé để kích thích nhu động ruột của bé, giúp ruột già đào thải phân dễ dàng hơn. Trước khi xoa bụng cho bé, phụ huynh hãy xoa 2 bàn tay vào nhau cho ấm lên rồi xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ một cách nhẹ nhàng. Mỗi lần xoa kéo dài từ 10 - 15 phút.

Xoa bụng là một trong những cách giúp bé chống táo bón hiệu quả

 

+ Tập cho bé thói quen đi đại tiện đúng giờ mỗi ngày

Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày đúng giờ để giúp ngăn ngừa táo bón tạo thành phản xạ tốt cho trẻ.
Sau khi ăn sáng, bạn hãy cho bé đi đại tiện.
Hoặc nếu như cha mẹ bận thì có thể tập thói quen đi đại tiện cho bé vào buổi tối trước khi đi ngủ.

+ Lựa chọn dinh dưỡng công thức thích hợp với bé

Nếu bé vẫn còn bú mẹ thì vẫn duy trì cho bú mẹ. Nếu đang uống sữa bột công thức thì hãy chú ý cách pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tìm hiểu và có chế độ cho trẻ bú cho phù hợp. Sử dụng công thức dễ tiêu hóa và giàu chất xơ (những công thức không chứa dầu cọ và chứa đạm whey thủy phân) sẽ giúp trẻ ít bị táo hơn.

Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi là cách hiệu quả, nếu trẻ không thích ăn bố mẹ nên tạo bữa ăn sinh động, kích thích thị giác như tạo hình, trang trí bữa ăn có màu sắc bắt mắt tạo cảm xúc như trang trí rau hoa quả thành ngôi nhà với không gian cây cối, các con thú xinh xắn được cắt tỉa từ các loại rau củ, trái cây nhiều màu sắc sinh động và kết hợp cho bé uống nhiều nước sinh tố, nước hoa quả ép.

Hạn chế một số thực phẩm gây táo bón ở trẻ như bim bim, socola, ngũ cốc với hàm lượng tinh bột cao nhưng chất xơ thấp, sữa bò, phomai, không ăn ổi, hồng xiêm, không uống các loại nước có ga.

Ngoài cách bổ sung chất xơ cho bé bằng những loại thực phẩm trên, bố mẹ có thể bổ sung chất xơ cho bé bằng sữa công thức.

Thông thường, sữa bột em bé thường có thành phần bao gồm 2 loại chất xơ chính là GOS – Chất xơ có nguồn gốc từ động vật và FOS – Chất xơ có nguồn gốc từ thực vật.

Sữa Friso Gold là một trong những dòng sữa công thức dành cho bé có hàm lượng chất xơ cao và được nhiều bố mẹ tin dùng. Friso là hãng sữa thuộc tập đoàn FrieslandCampina lâu đời. Tất cả những loại sữa của hãng đều sản xuất bằng công nghệ hiện đại và kiểm định chặt chẽ nhằm mang đến cho người dùng sản phẩm chất lượng nhất.

Sữa Friso Gold có sự kết hợp của hệ chất xơ Synbiotics bao gồm Probiotics BB-12 & L.casei 431 & Prebiotics GOS & FOS với công thức cải tiến. Sự kết hợp này mang đến cho bé hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón và tiêu chảy

Đồng thời, hệ chất xơ này còn xây dựng một ”hàng rào” bảo vệ vững chắc, ngăn cản hại khuẩn xâm nhập gây bệnh cho bé. Cùng với hàm lượng chất xơ cao, sữa Friso còn chứa đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu như Canxi, Vitamin D, DHA, AA, Nucleotides, Taurine… giúp bé phát triển thể chất và trí não toàn diện.

 

Sữa Friso Gold giàu chất xơ giúp bé hạn chế tối đa chứng táo bón

 

+ Cho bé vận động

Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên sẽ có tác dụng giúp tăng cường sự co bóp của ruột, kích thích tăng nhu động ruột, giúp phân đào thải dễ dàng hơn. Có thể gợi ý cho bé những động tác thể dục nhẹ nhàng hay tập nhún nhảy theo điệu nhạc.
+ Hạn chế bơm thụt dung thuốc nhuận tràng

Trẻ quá 4 ngày chưa đi đại tiện hãy sử dụng biện pháp bơm (thụt) cho bé để lấy hết phân cũ ra ngoài. Để đảm bảo an toàn, bố mẹ hãy mua những dụng cụ bơm(thụt) mua ở tiệm thuốc. Không nên sử dụng hàng ngày vì có thể mất phản xạ đi ngoài tự nhiên.
Sử dụng thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón cho trẻ em cần phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Vì khi dùng thuốc nhuận tràng bé có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy, chướng bụng, co thắt cơ, buồn nôn.

3. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Táo bón xảy ra hơn 7 ngày, không có tác dụng mặc dù đã thay đổi chế độ ăn.

Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng chướng.

Táo bón kèm theo những dấu hiện: kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng kèm theo nôn.

Khi gặp các triệu chứng bất thường ở trẻ như vùng hậu môn đau nhiều sau đi vệ sinh, trĩ, nứt hậu môn kết hợp các triệu chứng như mệt mỏi, sợ lạnh, sụt cân, bỏ ăn, sốt, tiêu ra máu... cần gặp các bác sĩ ngay để được chẩn đoán để đưa ra những lời khuyên tốt và bổ ích nhất cho bé.

 

Nếu táo bón ở trẻ em kéo dài không được thăm khám và điều trị đúng cách có thể khiến trẻ bị giãn đại tràng, giảm cảm nhận trực tràng gây mất phản xạ buồn đại tiện làm táo bón càng tăng nặng dẫn đến rối loạn đại tiện và són phân.

Khi đó các thuốc điều trị táo bón thông thường, việc điều chỉnh chế độ ăn, uống, sinh hoạt không giúp cải thiện tình trạng táo bón. Trẻ cần khám chẩn đoán chuyên sâu (đo áp lực trực tràng, đánh giá phản xạ đại tiện...) và phối hợp điều trị bằng thuốc cùng với phục hồi chức năng (kích thích điện hậu môn, giao thoa, tập phản hồi sinh học...) mới có thể giúp tình trạng táo bón của bé được cải thiện.
Để xác định đúng nguyên nhân triệu chứng và điều trị đúng cách, phụ huynh nên đưa con trẻ đến các phòng khám hoặc bệnh viện để được thăm khám và tư vấn chính xác.

 Bạn cũng cần có sự điều chỉnh cả chế độ ăn lẫn sinh hoạt để trẻ mau chóng thiện chứng táo bón. Sự quan tâm, theo dõi cũng như hiểu biết của cha mẹ sẽ góp phần giúp triệu chứng táo bón ở trẻ em không còn là vấn đề khó giải quyết của các bé lẫn phụ huynh.

 

Bài viết liên quan:

https://suanaotot.com/bot-an-dam-nao-tot-cho-be-6-thang-tuoi-tro-len.html

 

Made with Slides.com