Đau lưng là một trong những vấn đề quen thuộc ở bất kỳ ai. May mắn thay, bạn có thể thực hiện các phương pháp để hạn chế hoặc giảm bớt hầu hết các cơn đau lưng.
Nếu việc phòng tránh không hiệu quả, chữa trị đơn giản tại nhà và vận động cơ thể thường sẽ giúp giảm đau lưng trong khoảng vài tuần và giữ cho lưng hoạt động bình thường.
Đau lưng thường phát triển mà không có nguyên do cụ thể. Các tình trạng thường liên quan đến đau lưng bao gồm:
Căng cơ hoặc dây chằng: Thường xuyên phải nâng vật nặng hoặc chuyển động đột ngột có thể làm căng cơ ở lưng và dây chằng cột sống.
Phồng đĩa đệm: Đĩa đệm phồng lên hoặc vỡ ra và chèn ép dây thần kinh có thể là nguyên do khiến bạn bị đau lưng.
Viêm khớp: Viêm xương khớp có thể tác động đến lưng dưới. Trong một vài trường hợp, viêm khớp ở cột sống có thể dẫn tới thu hẹp không gian xung quanh tủy sống, tình trạng này được gọi là hẹp ống sống.
Loãng xương: Loãng xương khiến xương trở nên xốp và dễ gãy hơn, gây đau đớn cho người bệnh.
Bất cứ ai cũng có thể bị đau lưng, ngay cả trẻ em và thanh thiếu niên. Các yếu tố dưới đây có thể làm bạn có nguy cơ bị đau lưng cao hơn:
Tuổi tác: Đau lưng thường gặp hơn khi bạn già đi, bắt đầu từ 30 hoặc 40 tuổi.
Thiếu vận động: Lười vận động lâu ngày làm các cơ ở lưng và bụng trở nên yếu đi và dẫn đến đau lưng.
Béo phì: Trọng lượng cơ thể dư thừa gây áp lực cho lưng của bạn.
Bệnh lý: Một số loại viêm khớp và ung thư có thể góp phần gây ra đau lưng.
Nâng đồ vật sai cách: Sử dụng lưng thay vì dùng chân có thể gây nên đau lưng.
Vấn đề tâm lý: Những người dễ bị trầm cảm và lo lắng có nguy cơ bị đau lưng cao hơn.
Thói quen hút thuốc lá: Hút thuốc gây ho nhiều hơn, có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Hút thuốc cũng có thể làm giảm lưu lượng máu đến cột sống và làm tăng nguy cơ loãng xương.
Đau lưng có thể bắt đầu từ đau cơ đến cảm giác bỏng rát hoặc như dao đâm. Không chỉ vậy, cơn đau có thể lan xuống chân của bạn hoặc trầm trọng hơn khi uốn, vặn, nâng, đứng hoặc đi bộ.
Đa số các cơn đau lưng dần dần được cải thiện khi chữa tại nhà trong vòng vài tuần. Liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn bị đau lưng:
Trong một số trường hợp hiếm hoi, đau lưng có thể báo hiệu một vấn đề y tế nghiêm trọng. Tìm kiếm sự chăm sóc ngay lập tức nếu bạn bị đau lưng:
Dành cho bạn: Đau cột sống lưng và những điều bạn nên biết
Điều trị đau lưng bằng vật lý trị liệu kết hợp với các thiết bị hiện đại như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy vận động trị liệu ATM2, sóng xung kích Shockwave,... có tác dụng giải phóng cơ lưng và mô mềm, từ đó giúp cải thiện cơn đau.
Khi cơn đau được cải thiện, chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn một số bài tập giúp làm linh hoạt và tăng sức mạnh cho lưng.
Bệnh nhân được khuyến khích tập luyện các kỹ thuật thường xuyên, ngay cả khi đã hết đau, để hạn chế bệnh đau lưng tái phát.
Xem ngay: TOP bài tập chữa đau lưng hiệu quả
Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là phương pháp chữa các bệnh liên quan đến cơ xương khớp và đã được áp dụng tại hơn 70 quốc gia trên thế giới. Khi chữa đau lưng bằng phương pháp này, người bệnh sẽ được các bác sĩ Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractor) dùng tay nắn chỉnh các đốt sống bị sai lệch về lại vị trí ban đầu, giải phóng sự chèn ép dây thần kinh, từ đó làm giảm triệu chứng đau nhức, phục hồi cấu trúc và chức năng vùng lưng một cách tự nhiên mà không cần sử dụng thuốc hay can thiệp phẫu thuật.
Tại Việt Nam, bạn có thể trải nghiệm phương pháp nắn chỉnh cột sống chữa đau lưng hiệu quả tại Phòng khám ACC - đơn vị đầu tiên ứng dụng phương pháp Chiropractic trong điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp và cột sống nói chung.
Trị liệu thần kinh cột sống chữa đau lưng
Phẫu thuật chữa đau lưng thường hiếm khi được áp dụng. Nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm thì phẫu thuật có thể là một lựa chọn phù hợp, đặc biệt nếu cơn đau kéo dài dai dẳng và chèn ép dây thần kinh gây yếu cơ.
Hy vọng bài viết trên đã mang đến bạn những kiến thức hữu ích về tình trạng đau lưng. Đừng chủ quan nếu xuất hiện các triệu chứng đau lưng, hãy nhanh chóng đến bác sĩ để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
>> Nguồn bài viết: https://acc.vn/dau-lung-la-bieu-hien-cua-benh-gi/