Viêm khớp là gì? Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị

Viêm khớp là tình trạng đau, sưng và giới hạn hoạt động ở một hay nhiều khớp xương.

Có nhiều nguyên nhân gây nên viêm khớp và các biểu hiện có thể thay đổi từ tuần này sang tuần khác, thậm chí là từ ngày này sang ngày khác.

Một số loại viêm khớp sẽ kéo dài và trở thành mãn tính.

1. Viêm khớp là gì?

Viêm khớp là thuật ngữ mô tả chung về khoảng 200 tình trạng tác động đến khớp các mô bao quanh khớp và những mô liên kết khác. Tình trạng viêm khớp chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi (trên 65 tuổi), tuy nhiên vẫn có khả năng xảy ra ở các độ tuổi khác, kể cả trẻ nhỏ.

Viêm khớp có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể

2. Người nào dễ bị viêm khớp?

  • Người lớn tuổi có tỷ lệ bị viêm khớp cao hơn thanh niên và trẻ em do ảnh hưởng tới các rối loạn chuyển hóa và tích tụ chấn thương.
  • Phái nữ dễ bị viêm khớp hơn đàn ông.
  • Những người làm lao động nặng, ngồi lâu, vận động sai tư thế có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao hơn.
  • Chấn thương ở khớp có thể làm viêm khớp cấp tính hoặc tăng nguy cơ về sau.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý dẫn đến rối loạn trao đổi chất và từ đó xuất hiện những thành phần bất thường trong khớp.
  • Hệ thống miễn dịch và một số rối loạn di truyền có khả năng làm tăng nguy cơ bệnh khớp.

Bài viết liên quan: Viêm đa khớp là gì? Dấu hiệu nhận biết sớm và phương pháp điều trị

3. Các nguyên do gây viêm khớp

Nguyên do ngoài khớp: Do rối loạn chuyển hóa (tăng acid uric trong bệnh gout) dẫn tới tổn thương các thành phần trong khớp (bệnh viêm khớp dạng thấp), tình trạng này làm ảnh hưởng đến hoạt động và cấu trúc của khớp, từ đó gây viêm.

Nguyên nhân tại khớp: Do viêm sụn, thoái hóa, bào mòn sụn khớp, chấn thương khớp,…

4. Các dạng viêm khớp thường gặp

Có hai loại viêm khớp thường gặp là viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).

4.1. Viêm xương khớp (OA)

Viêm xương khớp là loại viêm khớp thường gặp nhất, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi do chấn thương hoặc có liên quan đến những bệnh lý về khớp khác như gout hay viêm khớp dạng thấp.

Viêm xương khớp gây ảnh hưởng tới lớp sụn của khớp, khiến bệnh nhân cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển rồi dẫn tới đau và cứng khớp. Khi lớp sụn dần mỏng đi và trở nên thô ráp, gân và dây chằng cần phải hoạt động nhiều hơn. Điều này có thể gây sưng tấy và hình thành nên những gai xương. Mất sụn sẽ khiến xương cọ sát vào nhau và làm biến dạng khớp, khiến xương không nằm đúng vị trí tự nhiên ban đầu.

Những khớp bị ảnh hưởng nhiều trong bệnh lý này thường là khớp tay, cột sống, đầu gối và hông.

Xem thêm: Viêm khớp gối: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa

Viêm khớp gối là một trong các dạng viêm khớp thường gặp

4.2. Viêm khớp dạng thấp (RA)

Viêm khớp dạng thấp thường bắt đầu xuất hiện ở lứa tuổi từ 40 đến 50 và nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nam giới.

Ở bệnh này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị nhầm lẫn và tấn công vào các khớp. Màng hoạt dịch là nơi đầu tiên bị ảnh hưởng, sau đó lan ra xung quanh khớp, gây sưng, đau và biến dạng khớp. Cuối cùng, xương và sụn có thể bị phá hủy.

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cũng có khả năng phát triển nhiều vấn đề về mô và những cơ quan khác trong cơ thể.

4.3. Các dạng viêm khớp khác:

  • Viêm cột sống dính khớp
  • Thoái hóa cột sống cổ
  • Đau cơ xơ hóa
  • Lupus
  • Bệnh gout
  • ...

5. Các biểu hiện của viêm khớp

Các dấu hiệu viêm khớp và cách chúng xuất hiện rất khác nhau, tùy vào mỗi loại viêm khớp.

Những biểu hiện có thể phát triển dần dần hay đột ngột. Thông thường, viêm khớp là một tình trạng mãn tính nên các triệu chứng có thể xuất hiện rồi biến mất hoặc kéo dài theo thời gian.

Tuy nhiên, nếu bạn gặp bất kỳ 4 trong số các triệu chứng cảnh báo sau đây thì nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời:

  • Đau: Những cơn đau do viêm khớp có thể kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt. Người bệnh thỉnh thoảng thấy đau tại một khu vực hoặc nhiều vị trí khác nhau.
  • Sưng: Ở một số loại viêm khớp, vùng da bên ngoài khớp bị viêm sẽ sưng, đỏ và cảm thấy hơi ấm khi chạm tay vào.
  • Cứng khớp: Đây là biểu hiện điển hình. Một số trường hợp, cứng khớp xảy ra vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ngồi làm việc, lái xe trong thời gian dài. Có người lại bị cứng khớp sau khi tập thể dục.
  • Khó cử động khớp: Nếu cảm thấy đau đớn khi di chuyển các khớp hoặc đứng dậy sau khi ngồi thì có thể bạn bị viêm khớp hoặc gặp phải những vấn đề khác liên quan đến khớp.
  • Các biểu hiện kèm theo có thể là: phát ban hay ngứa, khó thở, gầy, sút cân…

Dấu hiệu của viêm khớp gồm sưng đau, khó chịu khi cử động khớp

6. Cách điều trị viêm khớp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mạn tính, vì vậy điều trị dứt điểm bệnh gần như là không thể. Dù viêm khớp do rất nhiều nguyên do gây ra nhưng mục tiêu điều trị chung vẫn là giảm đau, hồi phục chức năng cho khớp, phòng tránh bệnh tái phát và ngăn biến dạng khớp.

6.1. Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị viêm khớp gồm:

  • Thuốc giảm đau nhanh chẳng hạn như hydrocodone hay paracetamol. Chúng đều có tác dụng giảm đau hiệu quả nhưng không giúp giảm viêm.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) giúp kiểm soát đau và viêm nhưng có thể gây nên các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) giúp kiểm soát đau và viêm nhưng có thể gây nên các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Thuốc bôi ngoài da giúp ngăn ngừa quá trình truyền tín hiệu đau từ khớp lên não.
  • Thuốc ức chế miễn dịch cũng giúp giảm viêm tốt.

Nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng corticosteroid hoặc thuốc chống thấp khớp để ức chế hệ thống miễn dịch.

 

https://slides.com/suckhoexuongkhop/co-nen-dung-thuoc-tri-viem-khop-goi/

6.2. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được áp dụng nếu bạn bị viêm khớp gối hoặc khớp ở hông bằng cách thay thế khớp bị viêm bằng một khớp nhân tạo.

Đối với tình trạng viêm khớp ở ngón tay hay cổ tay trở nên nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật hàn cố định khớp. Trong phương pháp này, các đầu xương được cố định liền với nhau vĩnh viễn.

6.3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là các bài tập hỗ trợ tăng cường cơ bắp xung quanh khu vực khớp bị tổn thương. Đó cũng là cơ sở để điều trị viêm khớp.

https://slides.com/suckhoexuongkhop/phuong-phap-vat-ly-tri-lieu-phuc-hoi-chuc-nang

Vật lý trị liệu giúp gia tăng sức mạnh của cơ và giúp các khớp thêm linh hoạt

6.4. Chữa trị tại nhà

Giảm cân và duy trì cân nặng ổn định, hợp lý sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cũng như giảm đau nhức khớp nếu đã mắc phải tình trạng này.

Tập thể dục đều đặn cũng giữ cho khớp luôn được linh hoạt. Bơi lội là môn thể thao phù hợp cho những người bị viêm khớp vì không tạo nhiều áp lực lên khớp như khi chạy hay đi bộ. Tuy nhiên, bạn cũng nên nghỉ ngơi và tránh vận động quá mức.

Một vài động tác bạn có thể thực hiện tại nhà như:

  • Nghiêng đầu, xoay cổ và các bài tập khác để giảm đau cổ
  • Uốn cong nhẹ các ngón tay và xoay cổ tay giúp giảm đau khớp ở tay
  • Duỗi và nâng chân lên cao, các bài tập duỗi cơ gân khoeo cũng rất hữu ích cho người bệnh viêm khớp gối

Hãy nhớ, bất kể khi nào muốn thực hiện một bài tập hay thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, bạn cần tham khảo lời khuyên từ bác sĩ trước.

7. Phòng ngừa viêm khớp

Viêm khớp không thể phòng ngừa một cách hoàn toàn được, tuy nhiên, nếu bạn thực hiện những biện pháp sau sẽ kiểm soát viêm khớp tốt hơn:

  • Điều chỉnh đúng tư thế ngồi và làm việc
  • Tập thể dục điều độ
  • Đảm bảo an toàn trong lúc lao động
  • Khám sức khỏe định kỳ

Xem bài viết tham khảo: NGAY TẠI ĐÂY

Viêm khớp là gì? Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị

By suckhoexuongkhop

Viêm khớp là gì? Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị

Viêm khớp là tình trạng đau, sưng và giới hạn hoạt động ở một hay nhiều khớp xương. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và có nhiều loại viêm khớp khác nhau.

  • 655