Phật Bản Mệnh Bình An
8 vị Phật Bản Mệnh Cho 12 Con Giáp luôn phù hộ độ trì, mang lại may mắn, bình an, tài lộc và sức khỏe cho mỗi người.
“Nam Mô A Di Đà Phật” là câu niệm Phật phổ biến nhất và được nhiều người sử dụng trong cuộc sống vậy câu “Nam Mô A Di Đà Phật” có nghĩa là gì?
Đại Thế Chí Bồ Tát cùng với Quan Thế Âm Bồ Tát là thị giả theo hầu Phật A Di Đà, xưng tụng là Tây Phương Tam Thánh, tiếp dẫn và độ hóa chúng sinh bằng trí tuệ.
Đức Phật A Di Đà thường được thờ trong chùa hoặc các gia đình theo đạo Phật. Vậy ý nghĩa của việc thờ cúng tượng Phật A Di Đà là gì? Hãy cùng Phật Bản Mệnh Bình An đi tìm hiểu nhé.
Thờ tam thế Phật tại gia là việc làm cần chú trọng đến nhiều điều, thế nhưng một số người vẫn không biết hết được những điều kiêng kỵ cần phải tránh. Vì vậy trong bài viết hôm nay, Phong Linh Gems sẽ chia sẻ cho các bạn những lưu ý trong việc thờ tam thế Phật tại gia.
Trong quá trình phát triển, tuy Phật giáo được phân chia thành nhiều hệ phái và tông phái khác nhau, nhưng những ngày lễ lớn của Phật giáo vẫn được duy trì, được tổ chức trọng thể tại những quốc gia theo đạo Phật, dưới đây là một số ngày lễ Phật Giáo (theo Âm Lịch) bạn nên biết.
Om Mani Padme Hum được xem là chân ngôn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát và là chân ngôn quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Ở Việt Nam thần chú được mệnh danh là “Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn” tức là “Chân Ngôn Sáng Rõ Bao Gồm Sáu Chữ”. Đối với Phật giáo Tây Tạng, “Viên Ngọc Trong Hoa Sen” đại diện cho Bồ đề tâm và ước muốn giải thoát khỏi Vòng Luân Hồi. Mỗi một trong sáu âm tiết trong thần chú được cho là hướng đến sự giải phóng từ một cảnh giới khổ sai khác nhau của “Samsara”.
Hư Không Tạng Bồ Tát có tên tiếng phạn là Akasagarbha, phiên âm là A Già Xả Bích Bà, là một trong bát đại Bồ Tát phổ độ chúng sinh. Ngài còn có tên khác là Hư Không Dựng, Hư Không Quang, mật hiệu là Kim Cương Như Ý. Theo những ghi chép trong kinh Phật, Bồ Tát Hư Không Tạng luôn luôn có sự từ bi thương xót với tất thảy chúng sinh, thường gia trì cho họ. Nếu người nào kiền thành, sau khi lễ bái 35 Phật quá khứ, hơn nữa lại xưng tán danh hiệu Đại Bi Bồ Tát Hư Không Tạng, ngài sẽ hiện thân để che chở cho họ. Trong dân gian cũng phổ biến tín ngưỡng Bồ Tát Hư Không Tạng, có thể tăng tiến phúc đức, trí tuệ, tiêu tai giải nạn.
Thích Ca Tam Thánh hay còn được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh ( vì chủ yếu được nêu trong kinh Hoa Nghiêm). Thích Ca Tam Thánh bao gồm: Đức Phật Thích Ca ở giữa, Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử xanh hầu bên phải và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng sáu ngà hầu bên trái.
Đức Phật, Bồ Tát là những đấng tôn thượng được người người ngưỡng trọng, đặc biệt là những quý vị Phật Tử, Tăng Ni. Bước theo Đạo vàng, chúng ta cần phải tu tập, học hỏi và tìm hiểu về ý nghĩa của từng bức tôn tượng. Vậy bạn đã biết Tây Phương Tam Thánh Phật gồm những vị nào chưa? Ý nghĩa và cách thỉnh các ngài như thế nào? Hãy cùng Phật Bản Mệnh Bình An tìm hiểu rõ những vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Đại sư Ấn Quang dạy rằng: Phương pháp hay nhất của việc dụng công niệm “A Di Đà Phật” là điều nhiếp 6 căn, tịnh niệm nối nhau
Vì quá bận rộn với công việc nên tôi không thể lên chùa thường xuyên, tôi thường hay nghe các thầy tụng kinh và giảng pháp trên đài hoặc bằng điện thoại. Vậy xin hỏi nếu tôi nằm nghe kinh, nghe giảng pháp thì có mắc tội gì không?
Theo kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, do ngài Già Phạm Đạt Ma dịch (thời Đường), toàn bài chú này có 84 câu, người trì tụng thần chú Đại Bi sẽ được 15 điều lành, không bị 15 thứ hoạnh tử bức hại.
Đại Thế Chí Bồ Tát còn được gọi là Đắc Đại Thế Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát, Vô Biên Quang Bồ tát, Linh Cát Bồ tát,… hay vắn tắt là Thế Chí. Ngài là vị Bồ tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ đề. Đắc Đại Thế Bồ tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh cang cường.
Phật bà Quan Âm bồ tát dùng cành dương liễu tưới nước cam lồ, biểu trưng cho lòng nhẫn nhục nhu tuyến. Nếu thiếu cành dương liễu sẽ không tưới nước cam lồ được. Và nếu có lòng từ bi mà thiếu sự nhẫn nhục thì lòng từ bi không lâu dài, không đem lại lợi ích cho chúng sinh. Với ý nghĩa đó, Phật bà Quan Âm bồ tát dùng cành dương liễu tưới nước cam lồ, biểu trưngcho lòng nhẫn nhục nhu tuyến. Nếu thiếu cành dương liễu sẽ không tưới nước cam lồ được.
Ngày 17.11 Âm là ngày lễ vía đức Phật A Di Đà, chúng ta tìm hiểu về danh nghĩa và sự tích của Ngài để mỗi khi đến chùa niệm Nam mô A Di Đà Phật ta có thêm niềm tin và nhờ đó công đức niệm Phật sẽ mau chóng thành tựu.
Đức Phật A Di Đà không phải là vị Phật lịch sử ở Ấn Độ như Đức Phật Thích Ca. Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tây phương Cực lạc, cách xa chúng ta đến “mười muôn ức cõi”. Theo kinh A Di Đà, chính Đức Phật Thích Ca, với tuệ giác siêu việt của bậc Giác ngộ, thấy nhân duyên lớn của chúng sinh ở Ta-bà với Đức Phật A Di Đà và cõi Tây phương Cực lạc nên đã giới thiệu pháp môn Tịnh độ để người hữu duyên tu tập.
Có lẽ ai cũng biết, một trong Ngũ giới cấm của người tu Phật là cấm sát sanh. Ngược lại với tâm sát hại chúng sanh là tâm Từ Bi – Bình Đẳng, người tu Phật chơn chánh cần vun bồi trưởng dưỡng gốc Từ cho thêm lớn mãi. Phóng sanh là một trong những hành động thể hiện tâm Từ nên việc phóng sanh cần phải xuất phát từ tâm trong sạch – thanh tịnh.
Nam Mô A Di Đà Phật! Sáu chữ Hồng Danh xưng niệm Phật hiệu đã trở thành câu niệm Phật quen thuộc và phổ biến rất rộng rãi trong giới Phật tử xuất gia cũng như cư sĩ tại gia. Mức độ thông dụng trong sinh hoạt hàng ngày chứng tỏ lòng tín niệm của Phật tử thể hiện ở câu chào khi gặp nhau gồm có bốn chữ A Di Đà Phật.
Cúng dường lên đức Phật bằng cách HÀNH ĐẠO là cao thượng nhất. Tuy nhiên, đó là nói về Lý. Còn Sự để tỏ lòng thành kính lên đấng CHÍ TÔN người Phật tử cũng có thể dùng hương, đèn, trầm, hoa, quả lên cúng Phật với đầy đủ Lý và Sự cũng được chấp thuận nhận là hiệp theo lẽ Đạo.
Nói đến pháp môn Tịnh Độ thì không thể không nhắc đến 48 đại nguyện của đức Phật A Di Đà, bởi đây là cơ sở quan trọng để người học Phật phát khởi niềm tin, vững chắc niềm tin, nguyện được vãng sinh về Phật quốc. Nói đến 48 đại nguyện của đức Phật A Di Đà, điều đáng chú ý nhất là trong mỗi lời thệ nguyện, đều có câu: “Thề quyết không thủ ngôi Chính Giác”.
Niệm Phật nhất tâm bất loạn theo phương pháp của Ấn Quang Đại Sư qua lời giảng của Pháp Sư Tịnh Không. Đại sư Ấn Quang dạy rằng: Phương pháp hay nhất của việc dụng công niệm “A Di Đà Phật” là điều nhiếp 6 căn, tịnh niệm nối nhau:
Lúc Phật còn tại thế Đạo Phật vốn là lẽ sống chân thực của người giác ngộ, sau khi Phật nhập diệt thì tính chất sống đạo dần dần phai nhạt và đã biến thành tôn giáo nặng tính triết học siêu hình, rồi càng về sau tính tôn giáo cũng mai một dần và phần lớn đã bước qua giai đoạn tín ngưỡng.
Đức Thế Tôn dạy: "Này các tỳ kheo, một cận sự (Upāsaka) thành tựu năm pháp này sẽ là cư sĩ châu báu, cư sĩ hồng liên hoa, cư sĩ bạch liên hoa. Thế nào là năm? Đó là có niềm tin (saddho hoti), có giới hạnh (sīlavā hoti), không tin bói toán đoán điềm (Akotuhalamaṅgaliko hoti), không tìm đối tượng đáng cúng dường ngoài Tam bảo (na ito bahiddhā dakkhineyyaṃ gavesati), phụng sự Tam bảo trước hết (idha ca pubbakāraṃ karoti).
Bồ Tát Quán Thế Âm đã hứa với chúng ta: “Nếu hành giả có thể tụng trì đúng pháp, khởi lòng thương xót tất cả chúng sanh, lúc ấy ta sẽ sắc cho tất cả Thiện thần, Long vương, Kim Cang, Mật tích thường theo ủng hộ, không rời bên mình, như giữ gìn tròng con mắt hay thân mạng của chính họ“.
Chú Đại Bi, hay Đại Bi Tâm Đà La Ni (Maha Karunika citta Dharani), là bài chú căn bản minh họa công đức nội chứng của Đức Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara Bodhisatva). Bài chú này còn có các tên gọi là: Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni, Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thanh Cảnh Đà La Ni… Theo kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, bài chú này được Bồ tát Quán Thế Âm đọc trước một cuộc tập họp của các Phật, bồ tát, các thần và vương. Cũng như câu Om Mani Padme Hum rất phổ biến ngày nay, Đại Bi chú là chân ngôn phổ biến cùng với phật Quán Thế Âm ở Đông Á, bài chú này thường được dùng để bảo vệ hoặc để làm thanh tịnh.
Y phục ngay thẳng đứng hướng về bàn thờ Phật. Nếu nhà không có nơi thờ phượng có thể xoay mặt về hướng Tây (hướng mặt trời lặn).
Bồ tát Phổ Hiền là vị Bồ tát được nói đến trong phẩm Nhập Bất Tư Nghì giải thoát cảnh giới, Kinh Hoa Nghiêm. Bồ tát cũng có mặt trong phẩm Phổ Hiền Bồ tát khuyến phát kinh Pháp Hoa. Sở dĩ Ngài xuất hiện trong hai bộ kinh Đại thừa quan trọng với tư cách là một đại Bồ tát thượng hạnh, thần lực vô song, vì ở Ngài nổi bật hai tư chất: hoàn toàn trong sạch và vô nhiễm.
Thế giới của chư Phật không giống với chúng ta. Tại vì sao tất cả chư Phật Bồ Tát lại khuyên chúng ta đi đến Cực Lạc Thế giới? Ở đây có một đạo lý, Thế giới Cực Lạc là một hoàn cảnh tu học tốt nhất, nơi đó là một ngôi trường học do Phật A Di Đà đã xây dựng, chúng ta vãng sanh qua bên đó là đi cầu học, ở bên đó có thể nói là việc học của chúng ta ngày đêm đều không gián đoạn, thành tựu rất nhanh.
Duyên hợp duyên tan, khi hợp thì không sanh tham luyến, khi tan thì cũng không bi thương, mãi mãi gìn giữ tâm bình thường của bạn. Bình là bình đẳng, không khởi sóng động, thường là vĩnh viễn giữ gìn cái tâm bình lặng đó của bạn, tâm thanh tịnh không khởi sóng động, trong nhà Phật có một danh từ gọi là Tam muội (chánh định), cũng gọi thiền định. Cho nên thiền định không nhất định ngồi chéo chân quay mặt vào vách, thiền định chân thật chính là mỗi giờ mỗi phút đều giữ gìn tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, đó là chánh định, nên gọi là đi đứng nằm ngồi đều ở trong định. Vào được cảnh giới này, trong Phật Pháp gọi là Thánh Nhân, đó là Phật Bồ Tát, vậy thì không phải là người thông thường. Người thông thường luôn là có tâm tư, tâm tư luôn là không tránh khỏi tham-sân-si-mạn, những phiền não này đang làm chủ.
10 câu hiệu Phật nhất định trừ diệt được các tội trong nhiều kiếp. Vì sao được biết? Xin đem vài thí dụ để giải thích. Có người chứa củi một ngàn ngày, chỉ cần châm một mồi lửa nhỏ thì đống củi ngàn ngày bị cháy trong nửa ngày là tiêu sạch. Tội nghiệp phiền não cũng như đống củi, niệm Phật cũng như mồi lửa, tội chướng từ vô lượng kiếp đến nay do một công đức câu niệm Nam Mô A Di Đà Phật mà tất cả tội chướng đều tiêu diệt.
Hiện tướng Tỳ Kheo, trong hàm ý muốn độ tận chúng sanh điều trước tiên tự mình phải thoát khỏi sự ràng buộc của sanh tử, mà muốn như vậy quả vị A La Hán không thể không chứng đắc. Tay phải cầm tích trượng, trên đầu tích trượng có mười hai khoen tượng trưng cho Thập Nhị Nhân Duyên, tám khoen tượng trưng cho Bát Chánh Đạo, sáu khoen tượng trưng cho pháp Lục Độ, bốn khoen tượng trưng cho Tứ Thánh Đế.
Niệm phật một câu phước sinh vô lượng, lạy phật một lạy tội diệt hà sa, tụng kinh tăng trưởng trí tuệ vì chúng ta là người trần mắt thịt nên niệm Phật, lạy Phật, tụng kinh chú không thấy phước sinh, phải nhớ tinh tấn hành trì thì bạn sẽ tăng trưởng công đức và thân tâm an lạc, vận mệnh cũng sẽ được thay đổi.
Phật nói Kinh Thập Vãng Sinh A Di Đà Phật Quốc ghi chép là: Đức Phật bảo Đại Chúng: “Sau khi Ta diệt độ, hãy thọ trì Kinh này, trong tám vạn kiếp, rộng tuyên lưu bố cho đến một ngàn Đức Phật đời Hiền Kiếp (Bhadra-kalpa), khiến khắp các chúng sinh được nghe biết, tin tưởng, ưa thích tu hành. Người nói, người nghe đều được sinh về nước của Đức Phật A Di Đà. Nếu có người thuộc nhóm như vậy thời Ta từ ngày hôm nay thường sai khiến 25 vị Bồ Tát hộ trì người đó, thường khiến cho người đó không có bệnh, không có bực bội. Hoặc Người (Manuṣya), hoặc Phi Nhân (Amanuṣya) chẳng được dịp thuận tiện gây hại. Đi, đứng, ngồi, nằm không có kể ngày hay đêm thường được an ổn.
Chắc hẳn có nhiều người như tôi khi nhầm tưởng đức Địa Tạng Vương Bồ Tát và Mục Kiền Liên Bồ Tát là một người. Bởi khi chiêm bái các tranh ảnh, tượng của đức Địa Tạng Vương Bồ Tát và Mục Kiền Liên Bồ Tát, chúng ta nhận thấy hai ngài có nhiều điểm tương đồng về trang phục, tay đều cầm tích trượng. Chính vì những điểm giống nhau đó nên nhiều người khi dùng hình ảnh minh họa cho bài viết hay in trên các ấn phẩm truyền thông có sự nhầm lẫn. Trong bài viết dưới đây, với vốn kiến thức còn nông cạn của mình, tôi xin trình bày một số điểm khác biệt về hình tướng cũng như hạnh nguyện của các ngài để mọi người có cái nhìn rõ hơn về chủ đề này.
Dược Sư Lưu Ly Quang Phật là vị Phật thông suốt tất cả y dược của thế gian và xuất thế gian, Ngài có thể chữa trị hết tất cả những thứ bệnh khổ của chúng sinh, những điên đảo vọng tưởng do tham, sân, si phiền não gây ra.
Bấy giờ Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát muốn hiện biến hóa rộng lớn nên nhập vào Tam Ma Địa tên là Tam Giới Đại Tự Tại . Vào Tam Ma Địa này xong, từ cõi Hư Không trong sạch hiện vô số thân giống như cát bụi tràn khắp tất cả Thế Giới của Đại Thiên.
Pháp tu giản tiện Bồ Tát Hư Không Tạng, thông thường được gọi là pháp Cầu văn trì Hư Không Tạng, gọi tắt là pháp Cầu văn trì. Đó là Mật pháp nhằm tăng cường trí nhớ, đạt được năng lực ghi nhớ lâu dài đối với sự việc mắt thấy tai nghe và sự việc cảm nhận thông qua tri giác.
Hình ảnh tôn tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn mỗi bàn tay đều có con mắt trí tuệ, trong tay cầm nhiều pháp khí dùng hàng phục ma chướng, những cánh tay cầm kiếm, búa, tràng hoa, châu báu, vải lụa gấm vóc, hoa sen, bánh xe pháp, bình tịnh thủy, chày kim cang.. cũng tượng trưng cho mọi ngành nghề trong cuộc sống trên thế gian này. Qua hình tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn chúng ta cũng có thể thấy được ý nghĩa Công Đức và Phước Đức của Bồ Tát Hạnh. Với tư tưởng giải thoát rốt ráo tuyệt đối của đạo Phật, nhận thức tâm lý con người ở thế gian thân, miệng, ý là nguyên nhân tạo những nghiệp thiện hay ác qua nhiều kiếp luân hồi, chỉ có tu hạnh bồ tát mới chuyển đổi được nhân quả.
Học thuyết Tam thân (Trikaya) của Phật giáo Đại Thừa cho chúng ta biết rằng, một vị Phật biểu lộ theo ba cách khác nhau. Một vị Phật có thể là một thực thể tuyệt đối khi xuất hiện trong thế giới tương đối vì lợi ích của chúng sinh. Hiểu được Tam thân có thể làm sáng tỏ rất nhiều sự nhầm lẫn về bản chất của một vị Phật. Trước khi chúng ta tìm hiểu xem Tam thân là gì, thì việc xem nhanh thuyết Nhị Đế của Phật giáo Đại Thừa sẽ rất hữu ích. Chúng ta thường cảm nhận thế giới như là một nơi đầy những điều khác biệt, con chó, con gà…cây mận. Tuy nhiên, vạn vật chỉ tồn tại một cách tương đối, mọi thứ chỉ được nhận dạng khi chúng liên quan đến các sự vật, hiện tượng khác.
Trong Phật giáo thì Kinh A Di Đà chính là một bản Kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của các Phật tử ở các nước Châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam.
Trong Phật giáo thì Kinh A Di Đà chính là một bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của các Phật tử ở các nước Châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam.
Bồ tát Đại thế chí còn gọi là Đắc đại thế Bồ tát, Đại tinh tấn Bồ tát, Vô biên quang Bồ tát... Đại thế chí Bồ tát vì Bồ tát dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, làm cho chúng sanh trong mười phương thế giới thoát khổ thành tựu quả vị Vô thượng bồ đề. Đắc đại thế Bồ tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới điều phục và tiếp độ hạng chúng sanh cang cường khó độ. Đại tinh tấn Bồ tát vì Bồ tát có sức tinh tấn vĩ đại, điều phục các phiền não và giáo hoá chúng sanh không bao giờ mệt mỏi. Vô biên quang Bồ tát vì nơi thân Bồ tát có màu vàng tử kim chiếu khắp mười phương thế giới, chúng sanh nào có duyên thấy liền được thấy ánh quang minh tịnh diệu của vô lượng chư Phật ở khắp mười phương thế giới.
Mỗi năm đúng vào ngày 04/04 Âm lịch là ngày vía đức Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, một vị Bồ Tát được coi là bậc thượng thủ trong hàng Bồ tát. Về sự tín ngưỡng, tôn trí, thờ phụng ở những ngôi chùa Việt Nam, chúng ta thường thấy Ngài đứng hầu phía tay trái Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tay cầm kiếm và ngồi trên lưng con sư tử xanh. Tuy nhiên, là người con Phật, chúng ta phải đặt niềm tin và sự hiểu biết về Bồ tát Văn thù Sư Lợi như thế nào cho đúng với tinh thần Phật giáo ? Ở đây chúng tôi cùng qúy vị từng bước tìm hiểu hình ảnh, tư cách và tính biểu trưng của Bồ tát để sự tôn kính thờ phụng không những có lợi ích cho tự thân và xã hội mà còn không rơi vào ý nghĩa thần linh, siêu hình, tà kiến.
Trong cuộc sống, Phật tử chúng ta thường hay ca ngợi và thán phục trước những tấm lòng hy sinh cao cả, qua hạnh nguyện thể hiện tình thương, giúp đời của những người đi theo lý tưởng phụng sự xã hội. Hạnh nguyện đó, ít nhiều cũng đã hé mở cho những thân phận cùng khổ một tia sáng hy vọng, một niềm tin hướng thượng giữa đời thường. Thế nhưng, tình thương yêu và nghĩa cử cao đẹp đó vẫn còn nằm trong hữu hạn, với những điều kiện mong cầu. Song, tìm hiểu qua kinh điển Phật giáo Đại Thừa, chúng ta thấy có nhiều vị Bồ tát, hạnh nguyện lợi tha thật vô cùng rộng lớn.
Qua kinh sách thuộc truyền thống Đại thừa ta được biết mỗi vị Phật thường có hai vị Bồ tát làm thị giả. Nếu như Đức Phật A Di Đà có Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí làm thị giả thì một trong hai vị thị giả chính của Đức Phật Thích Ca là Văn Thù Sư Lợi, đại biểu cho trí tuệ siêu việt. Bồ Tát Văn Thù đã xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật,… như là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca, khi thì chính thức thay mặt Đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, có lúc lại đóng vai tuồng làm người điều hành chương trình để giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của Đức Bổn Sư.
Hư Không Tạng Bồ tát (tiếng Phạn: Akasagarbha Bodhisattva – tiếng Nhật: Kokuzo) là một trong tám vị Bồ tát vĩ đại trong Phật giáo. Tên của Ngài thể hiện sự khôn ngoan vô biên như không gian của vũ trụ.Hư Không Tạng Bồ tát rất quan trọng trong cuộc đời của Kukai (Kobo-Daishi), một bậc thầy Kim Cương thừa và là người sáng lập trường phái Chân Ngôn Tông ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ thứ 9. Khi còn trẻ, ông gặp một tu sĩ Phật giáo và được chỉ cho thần chú của Bồ tát Hư Không Tạng được biết với tên gọi Gumonji-ho trong tiếng Nhật, hay Morning Star Mantra.
Thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjushri mantra) là một trong những thần chú quan trọng trong đạo Phật Đại Thừa, nó đại diện cho sự hoàn hảo của trí tuệ, sự khôn ngoan siêu việt.
Phật A Di Đà (tiếng Phạn: Amitabha) là một vị Phật rất được tôn kính trong đạo Phật Đại thừa, đặc biệt là những Phật tử theo Tịnh Độ tông.
Đại Nhật Như Lai hay Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) là một vị Phật có thân hình màu trắng và thường xuất hiện ở trung tâm Mandala của trường phái Chân ngôn. Ngài có những câu thần chú thường được trì tụng bởi các học viên thuộc Carya và Yoga tantras.
Thần chú Bất Động Minh Vương là một trong những thần chú phổ biến trong các trường phái Phật giáo Mật Tông. Ngài thường xuất hiện gần vị trí trung tâm trong các tác phẩm Mandala của Tây Tạng. Một vị thần bảo hộ của Phật giáo, người xua đuổi ma quỷ và tiêu trừ mọi trở ngại.