Vẹo cột sống có chữa được không? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

1. Cong vẹo cột sống là gì?

Vẹo cột sống là trường hợp cột sống bị cong sang một bên. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi người thuộc bất kỳ lứa tuổi nào, từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành, thường gặp ở trẻ nhỏ từ 10 đến 15 tuổi.

Cột sống bị cong vẹo sang một bên

Có 4 dạng vẹo cột sống gồm:

  • Vẹo cột sống vô căn
  • Cong vẹo cột sống bẩm sinh
  • Cong vẹo cột sống thần kinh cơ
  • Vẹo cột sống thoái hóa

2. Nguyên do của chứng vẹo cột sống

Chứng vẹo cột sống vô căn: Là chứng vẹo cột sống mà không rõ nguyên do. Tuy vậy, tiền sử gia đình và di truyền có thể là những yếu tố nguy cơ.

Chứng cong vẹo cột sống bẩm sinh: Xảy ra khi các xương nhỏ ở lưng của trẻ, được gọi là đốt sống, phát triển không hoàn chỉnh hoặc phân chia không đúng cách, khiến cho cột sống bị cong.

Chứng vẹo cột sống thần kinh cơ: Là do các rối loạn cơ hoặc thần kinh như nứt đốt sống, bại não hoặc chấn thương tủy sống. Những tình trạng này đôi khi làm hỏng cơ của bạn, do đó chúng không hỗ trợ cột sống một cách chính xác và làm cho lưng bạn bị cong.

Cong vẹo cột sống thoái hóa: Ảnh hưởng đến người lớn, thường phát triển ở thắt lưng khi các đĩa đệm và khớp của cột sống dần dần bị lão hóa khi bạn già đi.

 

Xem thêm:

3. Các triệu chứng của chứng vẹo cột sống

  • Một đường cong có thể nhìn thấy ở lưng của bạn
  • Nghiêng người về 1 bên
  • Hai bên vai không đều
  • Một bên xương bả vai trông to hơn bên còn lại
  • Xương sườn nhô ra ở một bên cơ thể
  • Quần áo không vừa với cơ thể

Người bị vẹo cột sống có phần vai không đều, lưng cong

Ngoài các triệu chứng có thể nhìn thấy, chứng vẹo cột sống có thể dẫn đến tình trạng đau lưng. Điều này thường phổ biến hơn ở người trưởng thành.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Khi thấy bản thân hoặc con bạn có các triệu chứng vẹo cột sống, tốt nhất hãy đi gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

4. Các cách điều trị vẹo cột sống

Trường hợp cong vẹo cột sống nhẹ, bạn có thể không cần chữa trị. Thay vào đó, bác sĩ có thể theo dõi và chụp X-quang một lần để xem liệu nếu không điều trị thì tình trạng này có trở nên tồi tệ hơn hay không.

4.1. Đeo nẹp lưng

Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có thể không cần chữa vẹo cột sống vì đường cong có thể cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, có thể lắp một miếng thạch cao hoặc nẹp nhựa vào lưng trẻ để ngăn đường cong xấu đi khi lớn lên.

Đeo nẹp lưng giúp cố định cột sống, hạn chế cong vẹo

Đối với trẻ lớn hơn, có thể đeo nẹp lưng để ngăn đường cong xấu đi và đôi khi có thể cần thực hiện phẫu thuật nhỏ để kiểm soát sự phát triển của cột sống cho đến khi trẻ đủ tuổi để tiến hành phẫu thuật làm thẳng cột sống.

4.2. Phẫu thuật

Trong phẫu thuật chữa cong vẹo cột sống, bác sĩ đặt những mảnh xương hoặc vật liệu tương tự vào giữa những xương trong cột sống của bạn, giúp giữ xương cố định cho đến khi chúng phát triển cùng nhau, hoặc hợp nhất, từ đó làm giảm đường cong ở cột sống cũng như giữ cho nó không trở nên tồi tệ hơn.

4.3. Bài tập chữa vẹo cột sống

Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe tổng thể và giúp cải thiện chứng cong vẹo cột sống. Để đạt hiệu quả khi luyện tập, bạn nên duy trì đều đặn và thực hiện đúng động tác. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi luyện tập để biết bạn có thể tập thể dục được hay không hoặc những bài tập chữa vẹo cột sống nào phù hợp nhất với tình trạng của bạn.

Tin liên quan: Các bài tập chữa vẹo cột sống đơn giản, hiệu quả

4.4. Trị liệu thần kinh cột sống

Trị liệu thần kinh cột sống – Chiropractic được xem là phương pháp chữa vẹo cột sống tối ưu hiện nay, đem đến hiệu quả cao mà không cần can thiệp phẫu thuật. Bằng thao tác nhẹ nhàng, bác sĩ chuyên khoa nắn chỉnh đốt sống sai lệch để đưa chúng trở lại vị trí bình thường, từ đó giúp khôi phục đường cong sinh lý của cột sống.

Phương pháp Chiropractic được nhiều chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả và tính an toàn trong chữa trị vẹo cột sống

Hầu hết người bị vẹo cột sống đều có thể sống bình thường và có thể thực hiện hầu hết những hoạt động, ngay cả tập thể dục và thể thao. Thế nhưng, hãy thường xuyên thăm khám và đến gặp bác sĩ ngay nếu tình trạng vẹo cột sống của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Tìm hiểu thêm về chứng vẹo cột sống qua video: TẠI ĐÂY

>> Nguồn bài viết: https://acc.vn/benh-dieu-tri/veo-cot-song/

Vẹo cột sống có chữa được không? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

By suckhoexuongkhop

Vẹo cột sống có chữa được không? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

  • 491